GLUCOSE 30%

GLUCOSE 30%

GLUCOSE 30%

GLUCOSE 30%

GLUCOSE 30%

GLUCOSE 30%

GLUCOSE 30%

THÀNH PHẦN CÔNG THỨC THUỐC

Mỗi 250 mL dung dịch chứa:

  • phần hoạt chất: Glucose..............................................75,0 g

                                     (dưới dạng glucose monohydrat......82,5 g)

  • phần tá dược: Nước cất pha tiêm vừa đủ....................250 mL

DẠNG BÀO CHẾ

Dung dịch tiêm truyền.

Dung dịch trong suốt, không màu, hoặc có màu nhưng không đậm hơn màu vàng nhạt, không có tiểu phân lạ, đóng trong chai nhựa không màu, được hàn kín bằng nắp nhựa có gắn 2 đĩa cao su bên trong.

Giá trị calo: Khoảng 5025 kJ/L (hoặc 1200 kcal/L).

Nồng độ thẩm thấu: Khoảng 1600mOsm/L.

pH: 3,5 – 6,5.

CHỈ ĐỊNH

Bổ sung calo để dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch, khi dinh dưỡng đường uống không thể thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc chống chỉ định.

 

LIỀU DÙNG - CÁCH DÙNG

Hướng dẫn quan trọng trong chuẩn bị và truyền dịch

Trước khi dùng, dung dịch glucose 30% phải được pha loãng với các dịch truyền tĩnh mạch tương thích khác hoặc được sử dụng như một chất dùng kết hợp với với các acid amin. Không dùng để trực tiếp truyền tĩnh mạch.

Chuẩn bị trước truyền

  • Cần đánh giá tất cả các chất bổ sung vào chai dịch truyền để đảm bảo tính tương thích và tính ổn định của chế phẩm tạo thành. Tham khảo ý kiến của dược sĩ, nếu có. Nếu có pha thêm thuốc, sử dụng kỹ thuật vô trùng và lắc đều.
  • Kiểm tra dung dịch để đảm bảo kết tủa không hình thành trong quá trình trộn hoặc bổ sung chất khác. Không sử dụng nếu thấy có kết tủa. Có thể quan sát thấy độ mờ của một vài chai nhựa đựng dịch (do sự hấp thu ẩm trong quá trình tiệt trùng). Điều này là bình thường và không ảnh hưởng chất lượng hoặc độ an toàn của dung dịch. Độ mờ đục sẽ giảm dần.
  • Sử dụng ngay sau khi trộn hoặc pha loãng.
  • Chỉ sử dụng một lần; loại bỏ phần không sử dụng.

Hướng dẫn quan trọng khi truyền

  • Đặt lỗ thông ở vị trí đóng trên bộ truyền tĩnh mạch thông khí đã gắn để ngăn ngừa thuyên tắc khí.
  • Sử dụng một đường dây truyền chuyên dụng riêng biệt để tránh thuyên tắc khí.
  • Trước khi truyền, kiểm tra bằng mắt thường dung dịch đã pha loãng để tìm các chất dạng hạt. Dịch truyền phải trong và không có kết tủa. Không truyền trừ khi dịch truyền trong suốt và bao bì còn nguyên vẹn.
  • Việc lựa chọn đường truyền tĩnh mạch trung tâm hoặc ngoại vi phải phụ thuộc vào độ thẩm thấu của dịch truyền cuối cùng. Các dung dịch có nồng độ Glucose lớn hơn 5% hoặc có độ thẩm thấu lớn hơn hoặc bằng 900 mOsm/L phải được truyền qua ống thông (catheter) trung tâm (xem Cảnh báo thận trọng khi dùng thuốc).

Liều dùng

Thận trọng: dung dịch glucose 30% không dùng để truyền tĩnh mạch trực tiếp. Trước khi truyền, dung dịch glucose 30% phải được pha loãng với các dịch truyền tĩnh mạch tương thích khác hoặc được sử dụng kết hợp với với các acid amin.

Liều lượng dung dịch glucose 30% dựa trên tình trạng lâm sàng của bệnh nhân (khả năng chuyển hóa đầy đủ glucose), trọng lượng cơ thể, nhu cầu dinh dưỡng và bù dịch, cũng như bổ sung năng lượng cho bệnh nhân bằng đường uống hoặc đường tiêu hóa.

Tốc độ truyền nên được điều chỉnh, đặc biệt là trong vài ngày đầu điều trị, tùy vào khả năng dung nạp glucose của bệnh nhân. Lượng acid amin và glucose hàng ngày nên được tăng dần lên liều tối đa cần thiết theo chỉ định bằng việc xác định mức đường huyết thường xuyên.

Ngưng truyền

Để giảm nguy cơ hạ đường huyết, nên cân nhắc giảm dần tốc độ dịch truyền trong giờ truyền cuối.

 

 

ĐIỀU KIỆN BẢO QUẢN, HẠN DÙNG, TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG

Điều kiện bảo quản: Bảo quản nơi khô mát, nhiệt độ không quá 30°C, tránh ánh sáng.

Hạn dùng: 3 năm kể từ ngày sản xuất.

Tiêu chuẩn chất lượng: BP.                                                                                    

SỞ SẢN XUẤT

     CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT DƯỢC PHẨM NANOGEN LÂM ĐỒNG

BII-11-KCN; BII-12-KCN; BII-13-KCN; BII-14-KCN tại Khu Công nghiệp Phú Hội, Xã Phú Hội, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng, Việt Nam.

 

Related products

Current product

PACEPHENE

Upcoming product

MOCIN

Upcoming product

GLUCONA